Đại học Hoa Sen

Hướng Dẫn Viên Du Lịch: Nghề Của Những Đam Mê

Hướng Dẫn Viên Du Lịch: Nghề Của Những Đam Mê

Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch Việt Nam thì cả nước có hơn 7.400 hướng dẫn viên (HDV) nội địa; 9.900 HDV quốc tế. Trên thực tế, số lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của ngành, đặc biệt khi Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế cũng như yêu cầu mở rộng thị trường tại nước ngoài. So với các quốc gia lân cận, chúng ta hoàn toàn vượt trội về danh lam thắng cảnh, sự đa dạng sinh học cũng như giá trị văn hóa truyền thống, tuy nhiên bài toán làm du lịch hấp dẫn vẫn còn bỏ ngỏ. Lời giải có lẽ nằm ở khâu đào tạo đội ngũ HDV chất lượng nhằm đáp ứng những yêu cầu khắt khe của nghề: vừa vững chuyên môn, vừa có chứng chỉ hành nghề, vừa thông thạo ngoại ngữ lẫn tâm lý khách hàng.

Cung không đủ cầu

Cũng theo Tổng cục du lịch Việt Nam, tính chung 5 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 5.256.974 lượt khách, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2016. Dẫn đầu về lượng khách đến Việt Nam trong 5 tháng qua là du khách Trung Quốc (1.572.183 người), tiếp đến là Hàn Quốc (889.196 người), Nhật Bản (323.014 khách), Nga (275.415 người), Mỹ (268.261 người)… Những con số trên đã khẳng định Việt Nam thu hút du khách quốc tế vì sở hữu thế mạnh về địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu nhiệt đới đặc trưng, văn hóa đa dạng, ẩm thực độc đáo của từng vùng miền. Các tour du lịch được săn đón nhiều nhất có thể kể đến như: tour trải nghiệm Tây Bắc, tour biển miền Trung, tour khám phá cố đô Huế, tour Đà Lạt mộng mơ, tour mùa thu Hà Nội… hay các cung đường mạo hiểm gắn liến với Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình… Ngoài ra, trang du lịch của Asia One còn đánh giá Việt Nam nằm trong top 5 thiên đường trải nghiệm mạo hiểm châu Á. Điều này mở ra nhiều cơ hội cạnh tranh cho xu hướng du lịch mạo hiểm bên cạnh các hình thức truyền thống.

Tuy nắm trong tay nhiều lợi thế nhưng chúng ta vẫn dễ dàng mất điểm trong mắt du khách quốc tế. Lý giải cho điều này, các chuyên gia trong dịch vụ lữ hành cho rằng đội ngũ HDV hiện tại chưa được đào tạo bài bản, chỉ 5% nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, còn lại đều phải đào tạo lại. Không chỉ dừng lại việc “thua ngay trên sân nhà” mà du lịch nước ta hiện đang bị đánh giá thua cả hai nước bạn là Lào và Campuchia. Do đó, đã đến lúc du lịch Việt Nam tăng tốc, rút ngắn khoảng cách với các nước, đặc biệt là khâu đào tạo đội ngũ HDV nội địa lẫn quốc tế, tăng cường đào tạo xen kẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp để tạo động lực cho HDV nắm bắt nhanh xu hướng mới của nghề.

Tố chất của HDV chuyên nghiệp

Nhiều bạn trẻ chọn theo con đường trở thành HDV xuất phát từ những đam mê. Đó có thể xuất phát từ sự thích thú chinh phục những địa danh nổi tiếng, đam mê khám phá những vùng miền mới, những cung đường dành riêng cho dân “phượt” hay đơn giản là niềm yêu thích các giá trị văn hóa truyền thống của dải đất hình chữ S. Tuy nhiên, đó chỉ là những điều kiện “cần” chứ không “đủ” để trở thành HDV chuyên nghiệp. Để đứng vững trong nghề nghiệp nhiều thử thách này, bên cạnh những kiến thức chuyên môn học được trên giảng đường Cao đẳng/Đại học, các bạn trẻ cần có thêm khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Nga… để phục vụ những khách hàng tiềm năng của du lịch Việt Nam. Người HDV cũng cần có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, nắm rõ tâm lý du khách đến từ những quốc gia khác nhau, tôn trọng sự khác biệt và ứng biến linh hoạt trong các tình huống thực tế phát sinh trong chương trình tour. Đây cũng chính là hướng đi mới mà các đơn vị lữ hành lớn trong cả nước đang gấp rút hoàn thiện đội ngũ HDV hiện có của mình cũng như đào tạo thêm các bạn sinh viên mới ra trường thích ứng kịp thời với nhu cầu mới của ngành. Điển hình, từ đầu năm 2017, Vietravel đã tiến hành tập huấn đội ngũ hướng dẫn viên du lịch dành cho thị trường Nhật Bản để đón đầu mùa hoa anh đào sắp tới bằng chuyến đi thực tế kéo dài 7 ngày do các hướng dẫn viên 5 sao chuyên thị trường Nhật Bản của công ty phụ trách.

Một yêu cầu quan trọng không kém của nghề này là HDV cần có Thẻ hướng dẫn viên du lịch do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoặc Sở Du lịch các tỉnh, thành phố cấp. Vì đặc thù HDV là nghề nên thẻ HDV có thể bị thu hồi nếu vi phạm hoặc 5 năm không hành nghề. Để có được thẻ hành nghề, các HDV cần tham gia các lớp Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch do các đơn vị giáo dục uy tín được  được Tổng cục Du lịch cấp phép. Sau khóa đào tạo ngắn (từ 1 đến 3 tháng), HDV sẽ nhận chứng chỉ nghiệp vụ Hướng dẫn viên du lịch cũng như hoàn thiện hồ sơ trình các Sở xem xét cấp thẻ hành nghề.

Bắt kịp xu hướng chung đó, trường Đại học Hoa Sen đã được Tổng cục Du lịch cấp phép tổ chức đào tạo Nghiệp vụ Hướng dẫn du lịch ngắn hạn dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Theo học chương trình, ngoài việc được cung cấp những kiến thức cơ sở liên quan đến lịch sử, địa lý, văn hóa, du lịch Việt Nam; kiến thức ngành và nghiệp vụ du lịch do các giảng viên giàu kinh nghiệm trực tiếp đứng lớp, học viên còn được tham gia thực tập cuối khóa với thời lượng 56 tiết (tương đương 7 ngày) để hoàn thiện những kỹ năng cần thiết để trở thành HDV chuyên nghiệp. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của Trường Đại học Hoa Sen đồng thời được nhà trường hướng dẫn và hỗ trợ xin cấp thẻ Hướng dẫn viên Du lịch.

Thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ các cơ sở Đại học Hoa Sen

Nguyễn Văn Tráng

Cao Thắng

Quang Trung

  Phòng NZ.001

08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1

  Phòng C002

93 Cao Thắng, Q.3

  Phòng A.007

Lô 10, CVPM Quang Trung, Q.12

 (028) 73.091.991

ext: 11422 – 11423

 (028) 39.253.484

  (028) 54.370.026

 

Email: info@upskill.vn

Website: www.upskill.vn

Đặc biệt, khi đăng ký khóa khai giảng đầu tiên vào ngày 03/7/2017, học viên sẽ được giảm 20% học phí.

 

Danh mục liên quan

Sự kiện
Facebook Youtube Tiktok Zalo