Đại học Hoa Sen

Đại học Hoa Sen tuyển sinh chuyên viên Công nghệ phần mềm

Trường hợp tác với Học viện NIIT Ấn Độ đào tạo chuyên viên Công nghệ phần mềm, ưu đãi 10% học phí cho sinh viên đăng ký trước ngày 30/11.

Chương trình chuyên viên Công nghệ phần mềm liên kết giữa Đại học Hoa Sen và Học viện NIIT Ấn Độ đào tạo Công nghệ java, Phát triển ứng dụng web hướng theo chuẩn quốc tế trong 2,5 năm. Sinh viên tốt nghiệp có thể đáp ứng nhiều công việc như chuyên viên phát triển cơ sở dữ liệu, lập trình ứng dụng web, phát triển ứng dụng java phân tán…

Đón đầu thời chuyển đổi số (Digital transforming)

Theo báo cáo Future of jobs của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2016, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tạo tiền đề cho sự phát triển của các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật chế tạo người máy, Công nghệ Nano, In ấn 3D, Công nghệ sinh học, Công cụ phân tích Dữ liệu lớn… Hơn 5,1 triệu việc làm sẽ bị mất trong giai đoạn 2015-2020 (2/3 tập trung vào nhóm nhân viên văn phòng), đồng thời có thêm 2 triệu việc làm mới liên quan đến máy tính, toán học, kiến trúc và kỹ thuật.

Thông tin này mở ra nhiều cơ hội cho nhóm ngành công nghệ thông tin, nhất là lĩnh vực sử dụng công nghệ thông minh và giới nhận định cho rằng thời kỳ cách mạng 4.0 cũng sẽ gắn liền cụm từ Digital transforming (Chuyển đổi số).

Đại diện Đại học Hoa Sen cho biết, AI và Big data là hai trong số những hướng đi của thời kỳ chuyển đổi số và song song với xu hướng mới này là sự chuyển dịch của thị trường lao động với nhiều thách thức khác nhau. Để có sự chuẩn bị tốt trên hành trang tìm việc thời 4.0, mỗi bạn trẻ nên tự chuẩn bị kiến thức nền tảng liên quan đến Công nghệ di động, Nền tảng đám mây, Dữ liệu lớn, Máy học, Vạn vật kết nối (IoT)… Sinh viên ưu tiên lựa chọn, tìm kiếm hướng phát triển nghề nghiệp liên quan đến nhóm ngành nghề chủ chốt như Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Tài chính và Bảo hiểm, Bán lẻ, Du lịch, Chăm sóc sức khỏe, Sản xuất… Trau dồi thêm ngoại ngữ và kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tư duy phản biện…) cũng rất cần thiết.

Hội thảo “Chuyển đổi số” do Đại học Hoa Sen tổ chức thu hút nhiều sinh viên tham dự.

Trí tuệ nhân tạo (AI)

Đại diện Đại học Hoa Sen cho biết, AI là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi các nhà khoa học nhằm giúp đỡ, cải tạo năng suất lao động của con người. AI liên quan đến cách cư xử, học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc sao cho gần giống với con người. AI có ưu điểm xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn, quy mô, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người. Đơn cử cho phát minh AI nổi tiếng là robot thông minh mang tên Sophia. Robot do David Hanson, kỹ sư sáng tạo từng làm việc cho hãng Disney, sáng chế và ra mắt vào năm 2016. Kể từ thời điểm đó, Sophia xuất hiện trên nhiều chương trình phỏng vấn trên truyền hình, bìa tạp chí Elle và là người máy đầu tiên được Liên Hợp Quốc bổ nhiệm làm Đại sứ tri thức.

Ngoài Sophia, còn nhiều sáng chế khác sử dụng công nghệ AI nói chung và Machine learning (máy học, một nhánh nhỏ của AI) nói riêng như xe tự hành của Google và Tesla, hệ thống tự tag khuôn mặt trong ảnh của Facebook, trợ lý ảo Siri của Apple, hệ thống gợi ý sản phẩm của Amazon, hệ thống gợi ý phim của Netflix, máy chơi cờ vây AlphaGo của Google DeepMind…

Dữ liệu lớn (Big data)

Nhà phân tích Doug Laney của hãng Meta Group (hiện là Công ty nghiên cứu Gartner) đã mô tả dữ liệu lớn bằng mô hình 3V gồm Volume (khối lượng dữ liệu), Velocity (tốc độ gia tăng) và Variety (đa dạng chủng loại).

Đơn giản hơn, Big data được định nghĩa là loại dữ liệu để xử lý, phân tích và nhận diện các khía cạnh thông tin rút ra từ nó sẽ cần phải dùng tới năng lực xử lý của các hệ thống máy tính hay siêu máy tính. Big data được giới công nghệ lẫn giới kinh doanh quan tâm và đầu tư vì đây là nguồn tài nguyên để khai thác các phân khúc khách hàng lẫn đặc tính tìm kiếm thông tin của người dùng Internet.

Những thói quen của người dùng trên Google search, YouTube, Facebook… từ nội dung tìm kiếm, các thư mục hoặc trang web thường truy cập cho tới vị trí nhấp chuột… đều là nguồn dữ liệu để các tập đoàn công nghệ khai thác cho nhiều mục đích khác nhau. Kết quả phân tích dữ liệu dựa trên các thuật toán chuyên sâu nhằm cho ra kết quả liên quan đến vấn đề khai thác thông tin khách hàng, góp phần tiết giảm chi phí, định hướng sản phẩm đúng đối tượng hơn, gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Đại diện Đại học Hoa Sen nhận định, mỗi nghề nghiệp có yêu cầu riêng, điểm mấu chốt là lựa chọn và đầu tư tốt cho quá trình đào tạo sau bậc phổ thông. Chuyên viên Công nghệ phần mềm có nhiều hướng mở, người học có thể chọn nhiều bậc đào tạo khác nhau từ đại học, cao đẳng cho đến các chương trình hợp tác quốc tế. Bằng cấp không chỉ là thước đo duy nhất đối với nghề nghiệp mà còn cả kỹ năng nghề nghiệp thành thạo. 

Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo chuyên viên Công nghệ phần mềm tại website: http://upskill.vn/khoa-hoc/Chuyen-vien-cong-nghe-phan-mem-NIIT-digiNxt-MMS hoặc hotline 0906.800.096.

Theo VN Express

 

ĐĂNG KÝ ONLINE: 

 

 

Danh mục liên quan

Sự kiện
Facebook Youtube Tiktok Zalo