Đặc sứ khoa học Mỹ: “Luôn tìm tòi, hãy chú tâm học toán”
Giỏi toán và ham thích khoa học sẽ giúp sinh viên, đặc biệt phụ nữ, dễ thành công hơn. Đặc sứ khoa học Geraldine L. Richmond của Mỹ, thành viên Viện hàn lâm Khoa học Mỹ và là một trong những nhà hóa học hàng đầu thế giới nghiên cứu về nguyên tử và tương tác bề mặt, trao đổi với TTCT nhân chuyến thăm VN mới đây.
Bà Geraldine L. Richmond – Ảnh: Thanh Tuấn
Là nhà khoa học rất thành công, bà thích nghi thế nào khi tiếp nhận công việc có vẻ rất chính trị và ngoại giao này?
– Tôi luôn thích làm việc về khoa học, thích làm việc với các sinh viên của tôi. Nhưng cùng lúc tôi cũng rất thích việc tương tác với công chúng. Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhà khoa học cần phải làm nhiều hơn công việc đơn thuần là nghiên cứu.
Do đó suốt sự nghiệp, tôi luôn có những giai đoạn trong đời hoặc là làm việc với công chúng hay tham gia các vấn đề chính sách, cải cách giáo dục.
Tôi thường đùa với sinh viên của mình rằng dữ liệu mà chúng ta lấy từ phòng thí nghiệm là rất khó và mất rất nhiều thời gian, nên công việc bên ngoài này khiến tôi không suốt ngày đi kêu gào sinh viên “lấy số liệu nhanh lên” (cười).
Tôi luôn nghĩ trách nhiệm của nhà khoa học không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu mà còn tương tác với cộng đồng về nhiều vấn đề khác nhau.
Bà bắt đầu với khoa học như thế nào?
– Bố mẹ tôi đều là nông dân ở Kansas, giống như bao nông dân khác ở VN. Cả hai đều chưa bao giờ học đại học, nhưng mẹ tôi là người tin tưởng mạnh mẽ rằng nếu bốn cô con gái của bà muốn thành công thì phải giỏi toán.
Ngoài nghề nông, mẹ tôi làm thêm nghề trang điểm tóc, nhưng dù nghề nghiệp như vậy, bà vẫn truyền cảm hứng cho cả bốn cô con gái phải học toán thật chăm chỉ. Khi đó bà nghĩ học toán giỏi có thể làm kinh doanh tốt và giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào, dù bà chẳng biết khoa học là gì cả. Bà thật sự rất tân tiến vì đó là những năm 1950, đầu 1960, Chiến tranh thế giới thứ 2 vừa đi qua và có rất nhiều ông chồng tử trận.
Tỉ lệ ly dị lúc đó bắt đầu tăng, mẹ tôi vì vậy rất lo và mong muốn con gái phải có sự nghiệp riêng để không phụ thuộc tài chính vào chồng. Mẹ tôi hiểu rằng con gái bà phải có sự nghiệp riêng, tự kiếm được đủ tiền để tự nuôi sống mình.
Thành ra cả bốn chị em tôi phải học toán rất nhiều, khi chúng tôi học đại học thì hầu hết đều đi theo nghề kỹ thuật. Ở cấp phổ thông, tôi chỉ học toán. Nhưng tôi luôn muốn tìm tòi điều mới và cố gắng hiểu bản chất của mọi việc.
Khi lên đại học, tôi có cơ hội dùng sự ham hiểu biết đó vào khoa học, đầu tiên tôi chuyên về toán, sau đó tôi thích hóa học hơn, rồi lại thấy thích vật lý, rồi thích ngành kỹ sư. Thế là cái vòng tò mò đó diễn ra liên tục tới khi tôi tốt nghiệp.
Thành ra cả bốn chị em tôi phải học toán rất nhiều, khi chúng tôi học đại học thì hầu hết đều đi theo nghề kỹ thuật. Ở cấp phổ thông, tôi chỉ học toán. Nhưng tôi luôn muốn tìm tòi điều mới và cố gắng hiểu bản chất của mọi việc.
Khi lên đại học, tôi có cơ hội dùng sự ham hiểu biết đó vào khoa học, đầu tiên tôi chuyên về toán, sau đó tôi thích hóa học hơn, rồi lại thấy thích vật lý, rồi thích ngành kỹ sư. Thế là cái vòng tò mò đó diễn ra liên tục tới khi tôi tốt nghiệp.
Chuyến đi của bà tới VN như thế nào rồi?
– Tôi muốn ở lại lâu hơn nữa. Chuyến đi rất tốt vì kết hợp giữa gặp gỡ các nhà nghiên cứu, các giáo sư và hàng trăm sinh viên. Dù là nhà nghiên cứu có thành tựu, tôi luôn coi mình là giáo viên nhiều hơn nên rất mừng vì được nghe các góc độ như vậy.
Đây là đất nước duy nhất tôi đi được cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam, tôi chưa bao giờ làm được vậy, rất ấn tượng. Với các nước khác, tôi chưa bao giờ tới thăm được quá hai thành phố.
……………………
Theo Thanh Tuấn
(Nguồn: Tuổi Trẻ, ngày 03/02/2015)