Đại học Hoa Sen – HSU

Công nghệ đang “giết chết” sự tăng trưởng thần kỳ của châu Á

Hôm Thứ Hai, George Magnus- Cố vấn kinh tế cao cấp của ngân hàng đầu tư UBS  vừa có bản báo cáo phân tích dài 29 trang thảo luận về vấn đề liệu có phải cuối cùng thì phép màu của châu Á đã kết thúc? Trang mạng FT Alphaville (thuộc Thời báo Tài Chính) vẫn đang tiến hành giải thích các vấn đề liên quan đến câu hỏi trên, nhưng đã đồng thời thể hiện hàng loạt quan ngại về vai trò của công nghệ và tác động của nó lên thị trường năng động của Châu Á.

Chúng tôi đã từng nhiều lần nhận thấy rằng các nhà kinh tế học có lẽ đang lo lắng khi đề cập đến cách mà công nghệ đang thay đổi nền kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn như công nghệ in 3D có thể sẽ tạo một nguy cơ ảm đạm đối với thị trường Châu Á. Điều ngạc nhiên ở đây là một nhà kinh tế như Magnus – người thường chú ý đến những chuyển biến trong ngành dân số học – hiện nay lại quan tâm sâu sắc hơn về những thay đổi công nghệ có ảnh hưởng ra sao đối với nền kinh tế miền.

Thật ra, theo như ông ghi nhận, những tác động trong lĩnh vực công nghệ có thể mạnh tính trung gian hơn so với các tác động trực tiếp trong lãnh vực dân số học. Dù rằng công nghệ có tác động trung gian đi chăng nữa, thì nó cũng làm cho Van Agtmae (người đưa ra khái niệm “thị trường mới nổi”) phải nhận định rằng Hoa Kỳ, nhiều nơi ở Âu Châu, và Nhật Bản đang chắc chắn, dù họ chậm trong việc tranh giành khả năng khai thác nguồn năng lượng rẻ tiền, các bí quyết thành công trong quy trình sản xuất bậc cao. Chẳng hạn như Hoa Kỳ dù đang đứng đầu trong việc khai thác năng lượng rẻ tiền từ các khoáng khí đến các quặng dầu cũng đã bắt đầu thay đổi chiều hướng kinh tế của mình. Trong khi các công ty của Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến nguồn năng lượng rẻ tiền, và các nhà phân phối đầu nậu về năng lượng và hóa chất vẫn đặc biệt không ngừng phát triển, thì Hoa Kỳ vẫn giữ vững và thu lợi bằng nhiều cách khác nhau từ vài trò trung gian điều phối năng lượng đến nhà xuất khẩu năng lượng.

Cơ quan Thông Tin Năng Lượng ước tính rằng lượng xuất khẩu dầu của Hoa Kỳ có thể tăng gấp đôi tính đến năm 2020, trong đó việc buôn bán dầu đạt giá trị dôi ra tính đến năm 2025. Việc phát triển nguồn năng lượng rẻ tiền sẽ làm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng.Trong khi việc khai thác khoáng khí chắc chắn đang là một trong những phát triển công nghệ đáng kể của thập niên này do tác động trực tiếp của chúng đối với giá năng lượng thì Magnus lại cho rằng chúng không thể là thành tựu quan trọng nhất được. Điều gì có thể chứng minh được rằng khuynh hướng phát triển kinh tế do ảnh hưởng không ngừng của công nghệ chính là thay đổi bức tranh về quá trình định lượng và sản xuất toàn cầu?

Van Agtmamel còn cho rằng, việc Hoa Kỳ đi đầu trong phát triển các công nghệ như quy trình sản xuất bậc cao, smartphone, smartpad, và khả năng mà Hoa Kỳ có thể tạo ra các công ty thông minh khác cũng chính là nguyên nhân Hoa Kỳ đang phải trả giá. Việc các sản phẩm đặc biệt này có thay đổi lối sống như thế nào trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi..

Những thành tựu nêu trên có lẽ vẫn được xem là nằm trong giai đoạn phát triển mới mẻ đối với cuộc cách mạng sản xuất toàn cầu sắp tới được hỗ trợ bởi công nghệ sản xuất mới – công nghệ in 3D. cuộc cách mạng này  được cho là sẽ có tác động tích cực trở lại đối với các công ty Hoa Kỳ và nhiều công ty Châu Âu khác.

Quá trình sản xuất cải tiến phù hợp với đặc thù từng địa phương hiện nay sẽ không cần nhiều nhân lực dù rằng trong xã hội mà dân số đang già đi thì nguồn cung ứng lao động sẽ giảm đi hay bị ách lại. Tuy nhiên, một xã hội với dân số già đi này, một mặt làm tăng thêm vai trò của nguồn nhân lực sát sườn với thị trường, với nguồn tài nguyên, và với các trung tâm phát triển công nghệ; mặt khác nó làm giảm đi yếu tố lệ thuộc vào chuỗi các nhà cung ứng công nghệ sản xuất toàn cầu, vào quy trình sản xuất qui mô lớn. Đây chính là hai yếu tố hình thành nên nét đặc trưng trong cơ cấu hoạt động của toàn bộ nền kinh tế Châu Á và Trung Quốc. Hơn thế nữa, theo Magnus, đây cũng chính là xu hướng đang lên khi mà chi phí lao động ở nhiều nơi như Trung Quốc đang gia tăng. Sức cuốn hút lớn của Trung Quốc đối với các công ty phương tây đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là sức hút này lại bị mai một đi do chi phí lao động tăng, sự dè dặt trong chính sách cải tiến bản địa, mối quan tâm đối với quyền sở hữu, và cả những phàn nàn về sự phân biệt đối xử trong tập thể.

Phản ứng trước các tình hình trên, công ty công nghệ phần cứng Đài Loan – Foxconn – công ty chuyên lắp ráp linh kiện cho các hãng Apple, Sony và Nokia vào năm ngoái đã công bố kế hoạch tung ra một triệu rô bô trong vòng 3 năm tới. Khi công ty tuyển dụng 1.2 triệu công nhân, chúng ta sẽ thấy rằng quá trình tự động hòa sẽ tiến xa ra sao. Nhưng điều chắc chắn rằng chương trình rô bô này sẽ thay thế một lượng lớn nhân công lao động phổ thông. Nhưng điều này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng ngay cả nếu như Trung Quốc đáp ứng các yêu cầu của các công ty Hoa Kỳ, Nhật, Đức, Đài Loan, v.v …trên mặt trận phát triển công nghệ sản xuất mới. Lúc ấy, sẽ không có lí gì khi các công ty nước ngoài chịu lắp ráp sản phẩm của mình ở Trung Quốc do phải vận chuyển nguyên liệu thô, và thành phẩm suốt một quảng đường xa xôi.

Liệu Trung Quốc có khả năng thực hiện và cải tiến qui trình sản xuất theo hướng riêng của mình hay không còn là điều mà Magnus hoài nghi:

Chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ ở Trung Quốc đã không ngừng gia tăng như người ta từng dự đoán. Hiện nay Trung Quốc là nước đứng thứ hai trên thế giới trong việc chi tiêu vào việc phát triển công nghệ với ước tính chiếm khoảng 13.2% tổng chi tiêu của Trung Quốc năm 2011. Thế nhưng chi phí nghiên cứu và phát trển này chỉ chiếm một nữa so với chi phí mà EU bỏ ra trong cùng lãnh vực là 330 triệu đô, và ít hơn 1/3 chi phí mà Hoa Kỳ bỏ ra.

Trung Quốc rất ưu ái trong việc  chi tiền cải tiến qui trình sản xuất, nhưng lại chậm chạp trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn khi Trung Quốc tiếp cận với phương pháp kỹ thuật lồng ghép trong quá trình cải tiến, cơ cấu quản lí, và kết hợp giữa các ngành công nghệ nhiên liệu, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin tiên tiến với nhau.

Số lượng bằng sang chế cùng các ấn phẩm khoa học được công bố rộng rãi được nhiếu người biết đến như là bằng chứng cho sự đa năng của Trung Quốc khi cải tiến khoa học công nghệ thực chất chỉ là bước đi sai lệch mà thôi. Theo Thomson Reuters, Trung Quốc thật sự đã dẫn đầu thế giới về số lượng ứng dụng các bằng sang chế, và chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về số lượng ấn phẩm khoa học đã công bố, nhưng Trung Quốc cũng có thể sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2013. Theo cơ quan Thương Hiệu và Sáng Chế Hoa Kỳ cho biết, Trung Quốc đã đăng ký 1,655 bằng sang chế ở Hoa Ky trong năm 2009 so với con số 90 bằng sang chế được đăng ký vào năm 1999. Thế nhưng điều này cũng giống như tiếng gầm rú của động cơ đua xe Thể Thức 1, thường thuộc về những xe đua chạy nhanh nhất ở vạch xuất phát. Trong thực tế, Trung Quốc còn trì trệ trong cuộc đua tranh lâu dài so với Hoa Kỳ vá các nước châu Âu khi đề cập đến số lượng bằng sáng chế công bố cục bộ và bằng sáng chế phổ biến toàn cầu. Ví dụ, Trung Quốc chỉ có 6% bằng sáng chế được bảo vệ trên toàn cầu so với 49% bằng sang chế của Hoa Kỳ và gần 40% bằng sang chế của Nhật. Về số lượng ấn phẩm khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học hang đầu thì Trung Quốc còn kém xa so với Hoa Kỳ và EU theo chỉ số đánh giá tốp 20 công trình khoa học then chốt của Thomson Reuters.

Ngoài ra, Trung Quốc chỉ phát hành 0.54 ấn phẩm trên đầu người so với hơn 10 ấn phẩm trên đầu người xuất bản ở Hoa Kỳ , Đức, và phần lớn các nước Tây Âu khác. Về số lượng ấn phẩm khoa học được trích dẫn trong các báo chí thông thường thì Trung Quốc chỉ đạt số lượng 6 so với 10-15 ở Hoa Kỳ, Châu Âu, và Nhật Bản. Các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc theo báo cáo cho biết rằng được trích lợi nhuận khi có công trình khoa học được công bố, nhưng điều này dẫn đến số lượng công trình khoa học được công bố thì nhiều nhưng chất lượng của các công trình đó còn bỏ ngõ. Chẳng hạn như tình trạng đạo văn theo cáo buộc rất tràn lan và việc sao chép hay sự sai lệch trong kết quả công trình nghiên cứu.
Theo Magnus, vấn nạn này nằm ở chỗ là các khiếm khuyết trong cải tiến công nghệ ở Trung quốc bắt nguồn từ cơ chế văn hóa xã hội và hệ thống kích thích sáng tạo dựa trên đồng tiền thưởng hơn là những thay đổi mang tính cách tân, hay chạy theo số lượng hơn là chất lượng và tính độc đáo của các công trình nghiên cứu. Điều này thật dễ hiểu tại sao khi so sánh với các nơi khác trên thế giới thì chất lượng, tính độc đáo luôn được đề cao. Điều đó dẫn đến chất lượng cuộc đua công nghệ thật thụ.

Thật sự Magnus đã kết luận như sau:

Không thể khẳng định rằng những vấn đề này sẽ mãi mãi làm giảm khả năng cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc cũng như châu Á. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, nếu như thiếu vắng những cải cách sâu rộng và từ gốc rễ, Trung Quốc sẽ mãi mãi bị tụt lại phía sau. Và như vậy, Trung Quốc cũng như châu Á sẽ không còn có khả năng thay đổi diện mạo hoạt động thương mại và sản xuất trên toàn cầu trong vòng vài năm tới đây.

Người dịch: Ngô Vũ Phong

Nguồn: Financial Times

(http://ftalphaville.ft.com/blog/2012/09/10/1152171/how-technology-is-kil…)

 

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo