Đại học Hoa Sen – HSU

Chủ nghĩa tư bản không mang lại hạnh phúc

Nhân viên ngành thức ăn nhanh biểu tình đòi tăng lương, ở New York. ©MARK PETERSON/REDUX-REA

Chủ nghĩa tư bản rõ ràng là đã tạo ra những tác hại. Tại châu Âu, sự gia tăng tình trạng nghèo đói và sự bất ổn kinh tế đã mở toan cánh cửa quyền lực cho các đảng phái chống lại tự do và độc tài, theo nhận xét của Nouriel Roubini. Nhưng chủ nghĩa tư bản còn cho thấy sự bất lực trong việc bảo đảm phúc lợi của người dân, cho dù đó là các thủ thuật tồi tệ của thị trường (George Akerlof và Robert Shiller) hay là sự bất lực của tiền tệ trong việc mang lại hạnh phúc cho con người (Angus Deaton, Daniel Kahneman, và Jean Gadrey).

Roubini: một bóng ma đang ám ảnh châu Âu

Nouriel Roubini (Đại học New York) nhận xét “sự trỗi dậy của một chủ nghĩa tư bản nhà nước chống lại tự do, được lãnh đạo bởi các chế độ độc tài cực hữu”, điều mà ông đề xuất đặt tên là học thuyết Putin ở Nga, học thuyết Órban ở Hungary và học thuyết Erdoğan ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Mỗi lần con người tuyệt vọng về kinh tế và xã hội, thì sẽ dẫn đến việc một nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc và độc tài lên nắm quyền, người sẽ chỉ ra rằng vấn đề toàn cầu hóa, nhập cư, và Liên minh châu Âu là những kẻ thù của họ – trong khi vẫn ưu tiên các lợi ích cá nhân gần gủi với họ. Và những ý tưởng này không phải là sản phẩm độc quyền của Đông Âu hay là ở các nước vùng biên, mà còn được tìm thấy ở Pháp (Front National – Mặt trận dân tộc), ở Italia (Ligue du Nord – Liên minh phương Bắc) hay ở Anh (Parti de l’indépendance – Đảng Độc lập), cũng như ở Đức, Hà Lan, Phần Lan, Đan Mạch …

Vậy nên, Roubini so sánh với những năm 1930 và sự trổi dậy của chủ nghĩa phát xít, mặc dù ông cho rằng điều này vẫn còn xa vời. Tuy nhiên, làm thế nào để tránh xảy ra điều tồi tệ nhất? Đối với ông, cần phải tiến hành những chính sách “kích tổng cầu, tạo ra việc làm và tăng trưởng, giảm thiểu sự bất bình đẳng về thu nhập và giàu có” và điều này “nhằm để tạo ra các cơ hội kinh tế cho giới trẻ và cho sự hội nhập, chứ không phải là từ chối những người tị nạn và di dân kinh tế”. Thật vậy, nếu chúng ta không hành động, thì sẽ là sự cáo chung của “nhà nước hòa bình, hợp nhất, toàn cầu hóa và siêu quốc gia như mô hình Liên minh châu (EU, European Union).”
Nhưng tiếc là ông không chỉ rõ những chính sách đó là gì. Liệu đó có phải là những chính sách kích thích kinh tế “đơn giản” theo trường phái Keynes hay không? Hay là những biện pháp có nhiều tham vọng hơn, nhưng như thế là những biện pháp gì? Và nhất là, có nên chăng tự giới hạn ở việc hòa giải với hệ thống hiện tại nhằm làm cho nó mang tính chấp nhận được, hay là nên suy nghĩ đến một hệ thống kinh tế thực sự mang tính thay thế để đẩy lùi cánh cực hữu?

………………………….

>> xem thêm chi tiết bài viết

Theo Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
(Nguồn: Phantichkinhte123.com)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo