Chiến lược 6 chữ “R” và chữ “R” nào cho Việt Nam
Năm 2001, trong một báo cáo viết cho Tổ chức lao động quốc tế ILO, TS. Lindsay Lowell đã tổng kết chiến lược 6 chữ R mà các nhà ban hành chính sách đã áp dụng trong quá khứ nhằm giữ chân, đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài.
Chúng ta cùng điểm qua 6 chữ R nói trên, đồng thời xem xét liệu Việt Nam có thể áp dụng được chữ R nào trong việc thực hành chính sách với nhân tài:
Chữ R thứ nhất: Restriction – hạn chế
Chính sách ngăn cấm hoặc hạn chế xuất cảnh nhằm giữ nhân tài ở lại được áp dụng chủ yếu thời kỳ chiến tranh lạnh những năm 1950, 1960. Ngày nay, gần như không quốc gia nào còn áp dụng chính sách này nữa vì nó vi phạm quyền tự do đi lại do của con người theo Hiến chương của Liên hợp quốc.
Chữ R thứ hai: Reparation – đền bù
Các nước thu hút ‘nhân tài’ (hoặc chính bản thân ‘nhân tài’) phải trả tiền thuế đền bù cho sự mất mát nhân lực của nước bị thu hút. Đây là ý tưởng được giáo sư kinh tế người Mỹ gốc Ấn Jagdish Bhagwati lần đầu tiên trong bài báo xuất bản năm 1976.
Tuy vậy, cho đến nay chính sách này mới chỉ dừng ở mức độ bàn thảo, và chưa có nước nào trên thế giới áp dụng.
Chữ R thứ ba: Recruitment – tuyển dụng
Tuyển dụng nhân lực trình độ cao từ nước ngoài sang làm việc là chính sách đã được Mỹ áp dụng ngay từ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc năm 1917. Với hàng triệu nhân tài từ Châu Âu và Châu Á đổ xô đến Mỹ trong mấy thập kỷ tiếp theo, nước Mỹ đã vươn lên chiếm vị trí siêu cường số 1 thế giới trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, khoa học hay quân sự và duy trì cho đến tận ngày hôm nay.
Khoảng 20 năm trở lại đây, Singapore nổi lên như một quốc gia áp dụng thành công chính sách này ở Châu Á. Với môi trường làm việc thoải mái, cởi mở, chế độ đãi ngộ tốt, Singapore đã thu hút thành công nhiều nhân tài từ các nước láng giếng đến làm việc.
Thậm chí, nước này còn thu hút nhân tài từ các nước khác ngay từ trình độ đại học: hàng năm, với sự hỗ trợ của chính phủ, 2 đại học lớn nhất của Singapore là NUS và NTU cử nhiều đoàn công tác đến khắp các nước trong khu vực tuyển sinh những sinh viên xuất sắc nhất, đồng thời cấp nhiều học bổng hoặc tín dụng ưu đãi với điều kiện sau khi tốt nghiệp, sinh viên phải ở lại làm việc cho Singapore trong một khoảng thời gian nhất định.
Chữ R thứ tư: Return – trở về
Thu hút trí thức và nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển phương Tây trở về làm việc là chiến lược hiệu quả mà nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan đã áp dụng thành công trong những năm 1990, và gần đây là trường hợp của Trung Quốc.
Phần lớn các tài năng được các nước nói trên thu hút trở về là những người có nhiều năm làm việc, nghiên cứu và kinh doanh ở Mỹ và các nước phát triển phương Tây khác.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện chiến lược này, các nhà banh hành chính sách cần tính đến mâu thuẫn tiềm ẩn giữa những nhà khoa học trong nước với những nhà khoa học được thu hút trở về từ nước ngoài, tránh gây đến những mâu thuẫn không đáng có như Hàn Quốc đã vấp phải trước kia.
……..
Xin xem toàn bộ bài viết tại đây
Theo Phạm Hiệp
(Nguồn: Một Thế Giới, ngày 09/03/2014)