Đại học Hoa Sen – HSU

Cải cách giáo dục đại học là mệnh lệnh sống còn của Việt Nam

Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy, một trong những sáng lập viên của Quỹ Học bổng Việt Nam – Hoa Kỳ (VEF), hiện là Chủ tịch Quỹ Tín thác sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV, quỹ đầu tư của Đại học Fulbright Việt Nam – FUV) trong câu chuyện với TBKTSG nói rằng ông hy vọng FUV sẽ trở thành điển hình về quản trị đại học ở Việt Nam.

TBKTSG: Thưa ông, giáo dục là khát vọng to lớn của người dân Việt Nam, vậy FUV như mong muốn của ông và cộng sự sẽ đáp ứng mong mỏi đó thế nào?

Ông Thomas Vallely: Hiện TUIV đang làm việc để hoàn thành thủ tục xin cấp phép đầu tư chính thức cho FUV tại TPHCM, và theo kế hoạch việc động thổ xây dựng sẽ diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017. Giống như các đại học đa ngành ở Mỹ, FUV sẽ có nhiều trường trực thuộc, trong đó Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) sẽ trở thành trường chính sách công của FUV.

Một vài điều quan trọng cần được nói rõ thêm. Thứ nhất, FUV là mô hình đại học tư phi lợi nhuận. Tuy nhiên, phi lợi nhuận không có nghĩa bạn không phải trả tiền học, bạn vẫn phải trả tiền học bên cạnh việc bạn phải đủ tiêu chuẩn để được tuyển chọn. Học phí ở một trường đại học công lập tốt ở Mỹ khoảng 20.000 đô la Mỹ nhưng tất nhiên với FUV sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, FUV sẽ có chính sách học bổng và hỗ trợ những sinh viên xuất sắc và xứng đáng nhưng không có đủ khả năng tài chính. Thứ hai, FUV cam kết đăng ký chứng nhận chất lượng từ các tổ chức kiểm định chất lượng Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để đăng ký chứng nhận chất lượng ở Hoa Kỳ là trường phải có ít nhất một khóa đã tốt nghiệp. Do đó, ít nhất bốn năm sau khi mở các chương trình đào tạo bậc đại học thì chúng tôi mới có thể thực hiện việc đăng ký chứng nhận chất lượng.

Tôi xin nhấn mạnh, điều quan trọng nhất với thành công của FUV là quản trị. Trường sẽ tuân thủ những nguyên tắc quản trị thiết yếu của một nền giáo dục ưu tú: đó là tự do học thuật, đánh giá và tuyển dụng dựa trên năng lực, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

BKTSG: Theo ông, Việt Nam có tự do học thuật đúng nghĩa chưa?

– FUV sẽ cố gắng tạo ra ví dụ để chứng minh rằng tự do học thuật đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của người dân, đất nước chứ không tạo ra mối nguy hiểm đối với Chính phủ. Khi tạo ra niềm tin với Chính phủ rằng sự hoạt động đó có ích và minh bạch thì sẽ giúp cho Chính phủ và xã hội có sự cởi mở hơn.

Ông Thomas Vallely (trái) và các cộng sự tại lễ kỷ niệm 20 năm FETP tại TPHCM hôm 17-1-2015. Ảnh: Thanh Tuấn

TBKTSG: Là người đi đầu làm mô hình này, điều gì làm ông vui nhất và điều gì đang làm ông lo ngại nhất? Hạ tầng pháp lý tại Việt Nam đã đủ để FUV có thể hình thành như mong muốn hay chưa?

– Khi thực hiện đề án thành lập FUV, mỗi ngày tôi thức dậy và đều nghĩ về nó. Tôi đã lo lắng về nó nhiều ngày và có lúc không ngủ. Đến bây giờ tôi có thể nói cám ơn Chính phủ và UBND TPHCM đã cho phép chúng tôi thành lập trường phi lợi nhuận đúng nghĩa với ba điểm quan trọng nhất: tư thục, phi lợi nhuận và độc lập. Đó là ba điểm tạo nên sự khác biệt, là lời hứa thành công. FETP đã thành công 20 năm qua là minh chứng và cơ sở để nói về sự thành công trong tương lai. Nó cho thấy việc xây dựng, phát triển hoạt động giáo dục chất lượng cao không phải là điều không thể ở Việt Nam.

Xã hội Việt Nam đang chuyển động và điều đó tốt cho dự án. Điều tôi vui nhất là giờ đây chúng tôi đã có đủ nguồn lực tài chính và các điều kiện để xây dựng mô hình này. Trong đó quan trọng nhất là Quốc hội Mỹ đã cấp khoảng 20 triệu đô la từ ngân sách liên bang cho việc xây dựng trường tại Việt Nam và bây giờ công tác gây quỹ cũng đã nhận được sự phản hồi rất tốt từ các cá nhân và tổ chức ở Mỹ và Việt Nam, trong đó có cả các quỹ đầu tư. Chúng tôi đã có đủ nguồn lực tài chính cho việc xây dựng FUV.

………

>> Xem tiếp bài viết

 

Theo Hồng Phúc
(Nguồn: TheSaigontimes, ngày 30/01/2015)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo