Các vụ cắt cáp có nguy cơ tái diễn trên biển Đông
19/09/2017
Việc Việt Nam tham chiếu ưu tiên áp dụng luật quốc tế là thông điệp rõ ràng đối với Bắc Kinh khi Trung Quốc vốn luôn nhấn mạnh rằng bất kỳ xung đột nào cũng chỉ nên giải quyết ở cấp song phương và né tránh các cơ chế đa phương.
Ảnh minh họa. (Nguồn: tuanvietnam.net)
Biển Đông đang trở thành tâm của những cơn bão tranh chấp đang quét mạnh qua khu vực, với 6 bên tham gia, bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Việt Nam và Đài Loan. Hiện tại, ASEAN đang nắm giữ chìa khóa cho ổn định khu vực trong năm tới, với trách nhiệm phải tìm ra hướng đi mới, dưới áp lực của nước chủ tịch mới Brunei và Tổng thư ký vừa được bổ nhiệm Lê Lương Minh.
Những hy vọng đạt được một Bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc cho các khu vực tranh chấp đã tiêu tan hồi năm ngoái do sự bất động giữa các thành viên ASEAN về cách thức tiến hành tốt nhất. Vấn đề đã khiến khối này ngày càng phân cực, giữa một bên là các nước muốn chống lại sự leo thang quyết liệt của Trung Quốc, và một bên các nước muốn giữ quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông và ưu tiên làm sâu sắc quan hệ kinh tế.
Với những rạn nứt như vậy trong lòng ASEAN, Philippine và Việt Nam đã ra sức cố gắng củng cố cho các cơ sở pháp lý của mình ở cả tầm quốc gia và quốc tế nhằm đối chọi lại những luận điệu của Trung Quốc. Hai nước quyết định gạt sang một bên các tranh chấp song phương và cố gắng thành lập một mặt trận thống nhất đối phó với Trung Quốc trong các tranh chấp biển đảo.
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Tuanvietnam.net, 21/3/2013)