Buổi chiếu phim thứ 5 của Liên hoan phim châu Âu – Việt Nam và Đông Nam Á
Kết thúc chùm phim Đông Nam Á được giới thiệu liên tục trong 2 ngày 19 và 20/6 vừa qua, kể từ 21/6/2013, Liên Hoan Phim Tài Liệu Việt Nam – Châu Âu lần thứ 5 trở lại dòng phim châu Âu và Việt Nam..
Đến 21/6/2013, Liên hoan phim giới thiệu phim tài liệu Việt Nam “BẢN ĐỒ TƯ DUY – HÀNH TRÌNH KẾT NỐI” của NSND Nguyễn Thước. “Bản đồ tư duy” là phương pháp học được nhiều nước này trên thế giới áp dụng, tuy nhiên ở Việt Nam gần như chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về điều này. Được sự tư vấn của Tiến sĩ Trần Đình Châu, TS. Đặng Thị Thu Thủy và nhiều người khác, NSND Nguyễn Thước đã bắt tay vào làm bộ phim tài liệu dài 28 phút để tham gia cuộc thi liên hoan phim tài liệu Âu – Việt lần thứ 5 và lần đầu tiên một bộ phim có nội dung về một công trình khoa học giáo dục Việt Nam được chọn chiếu tại Liên hoan phim quốc tế tầm cỡ như thế. Bộ phim là sự cộng hưởng của rất nhiều sự kết nối.
Tiếp sau “Bản đồ tư duy – Hành trình kết nối”, Liên hoan phim giới thiệu tác phẩm đến từ Thụy Sỹ dài 88 phút “TẤT CẢ VỀ JEAN-JACQUES ROUSSEAU” của đạo diễn Katharina Von Flotow. Đây là một thiên tài liệu khắc họa chân dung của một nhân vật có ảnh hưởng lớn trong tiến trình tư duy nhân loại. Phim nói về cuộc đời và những suy tư của một nhà triết học thời kì Ánh Sáng trong sự bất an kéo dài, là một tiểu sử chi tiết về ông nhân dịp kỉ niệm 300 ngày sinh của ông. Trong phim, diễn viên Roger Jendly bằng giọng đọc của mình thề hiện lại những gì Rousseau đã viết trong “Những lời bộc bạch”. Lời văn xen kẽ những cuộc gặp với những chuyên gia quốc tế và những liên tưởng về những nơi Rousseau đã đi qua. Không theo tốc độ đương đại, bộ phim mang nhịp điệu của dòng suy tưởng và vẽ nên chân dung của nhà triết học thời kì Ánh Sáng, với một cuộc sống vượt ra ngoài chuẩn mực.
- Buổi chiếu bắt đầu lúc 19h ngày 19/6/2013 tại trường Đại Học Hoa Sen, 93 Cao Thắng, quận 3.
- Vào cửa tự do.
“BẢN ĐỒ TƯ DUY – HÀNH TRÌNH KẾT NỐI” / “MIND MAP – A TRACK OF CONNECTION” / “LA CARTE CONCEPTUELLE – UN ITINERAIRE DE CONNEXION” (Vietnam, 2012, 28mn)
|
Khác với phương pháp “học chay”, hay học thuộc vẹt cũ của học sinh, phương pháp Bản Đồ Tư Duy (BĐTD) bắt buộc học sinh phải quan sát ngoài thực tế, sau đó tổng hợp, phát triển các ý theo các nhánh cấp 1, 2, 3… để triển khai vấn đề. Ví dụ trong bộ phim có hình ảnh các em học sinh tại Bắc Giang trong giờ học môn Sinh học, quan sát thực tế trại nuôi nhím và ghi chép lại những điều nhìn thấy sau đó tổng hợp các ý lại với nhau theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên. |
With this documentary film, director Nguyen Thuoc and his crew express a wish totally shared by every single Vietnamese education activist: this new and positive method of learning should be applied widely . |
Nguyễn Thước không tình cờ trở thành đạo diễn phim tài liệu. Anh đã chọn nó, như một cách đeo đuổi niềm đam mê của mình, ngay từ khi còn học cấp III. Thích quay phim từ nhỏ, mày mò tập tành đủ điều, để rồi tốt nghiệp phổ thông, thi vào khoa quay phim Trường Đại học sân khấu điện ảnh. Chính thức trở thành nhà quay phim của Hãng phim Tài liệu và khoa học Trung ương, Nguyễn Thước lập tức đã giành được giải thưởng tại 3 kỳ liên hoan kế tiếp. Sự chăm chút cho từng khuôn hình đã tạo nên khả năng quan sát, nhận biết sự vật, cảm nhận cái đẹp tinh tế ở tay máy tài hoa. Nguyen Thuoc is a documentary film director from the National Documentary and Scientific Film Studio. He is one of rare Vietnamese directors many time awarded from different documentary film festivals in Vietnam and abroad. |
“TẤT CẢ VỀ JEAN-JACQUES ROUSSEAU” / “JEAN-JACQUES ROUSSEAU: NOTHING TO HIDE” / “JEAN-JACQUES ROUSSEAU TOUT DIRE” (Switzerland, 2012, 88mn)
Cuộc đời và những suy tư của nhà triết học thời kỳ Ánh Sáng trong sự bất an kéo dài. Một bộ phim tiểu sử chi tiết về Jean-Jacques Rousseau được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông. Phim được xây dựng rất độc đáo, với lời văn của Rousseau (tác phẩm “Những lời bộc bạch”) được thể hiện qua giọng đọc của diễn viên Roger Jendly. Xem kẽ vào đó là những cuộc gặp gỡ với các chuyên gia quốc tế, theo dòng liên tưởng, trở lại những nơi Jean-Jacques Rousseau đã đi qua. Không theo phong cách đương đại, bộ phim như một dòng suy tưởng,và cứ thế vẽ ra chân dung của một con người trong thời kỳ Ánh Sáng, vượt ra ngoài mọi chuẩn mực. |
Qui était Jean-Jacques Rousseau et quel était son impact? Etait-ce un révolutionnaire; l’inspirateur de Robespierre; un grand auteur, un philosophe, un musicien, un botaniste? Un homme sans honte qui se dévoilait dans une autobiographie choquante? Seuls ses textes peuvent encore en témoigner. Dans ce documentaire, c’est le comédien Roger Jendly, qui se confronte aux textes de Rousseau. Les célèbres textes de Rousseau, portés par la voix d’un grand comédien, prendront ainsi toute leur force et leur puissance. Ce sont des textes percutants, des propositions radicales, des principes politiques novatrices qui ont marqués à toujours notre pensée et nos institutions et qui influent encore sur le monde d’aujourd’hui, trois cent ans après la naissance du « citoyen de Genève»..
A original documentary about Jean-Jacques Rousseau based on his text, red by Roger Jendly.
KATHARINA VON FLOTOW
Sinh năm 1953 tại Canada, bà hiện là công dân Thụy Sĩ, Pháp và Canada. Bà đã thực hiện nhiều bộ phim tài liệu. Từ 2004, bà lập và điều hành Flotow Production tại Geneva. . |
Born in 1953 in Canada. Joint Swiss, French and Canadian citizenship. 1977-79 Curator at Vancouver Art Gallery. 1986-90 Independent Media Studio in Geneva. 1987-90 Responsible for Media Workshop, Geneva. 1991-96 Founds and manages the Black Movie Festival in Geneva. 1996-2003 Manager of the Culture Film and Documentary Film department of the European Broadcasting Union. 2004 Founding of Flotow Productions, Geneva.
2012 JEAN-JACQUES ROUSSEAU, TOUT DIRE
2010 SEED WARRIORS
2008 DARWIN’S LOST PARADISE
2008 HITLER’S MUSEUM
2006 SURVIVING THE BATTLES.
Xem thêm
Thêm một buổi chiếu phim đầy cảm xúc
Lịch chiếu phim tài liệu châu Âu và Đông Nam Á tại Đại học Hoa Sen (10/6 đến 29/6)
Liên hoan phim tài liệu châu Âu và Đông Nam Á tại Đại học Hoa Sen